7 Câu Hỏi Về Em Bé Mà Mọi Phụ Huynh Mới Có Con Đều Hỏi | UNICEF Việt Nam
Các bậc cha mẹ mới có con có hàng ngàn câu hỏi về cách cho con một sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Chúng tôi xin hỏi một số câu hỏi được tìm kiếm nhiều lời giải đáp nhiều nhất cho Giáo sư Frank Oberklaid, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Cộng đồng tại Bệnh viện Hoàng gia Trẻ em Melbourne và chuyên gia trẻ em toàn diện.
Lời thoại của video "7 câu hỏi về em bé mà mọi phụ huynh mới có con đều hỏi: Video Lớp học nhỏ làm cha mẹ"
Bạn có biết rằng em bé của bạn đang phát triển trí nhớ từ khi còn nhỏ hai hoặc ba tuần tuổi?
Một đứa trẻ hai hoặc ba tuần tuổi sẽ nhớ mùi của bạn.
Bạn đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ có về đứa con nhỏ của họ lớn lên và tôi đã ở đây để trả lời chúng.
Xin chào, tên tôi là Giáo sư Frank Oberklaid và đây là Lớp học nhỏ Làm cha mẹ của tôi.
1. Tại sao bé ngủ nhiều?
Em bé sẽ không nhận biết rằng thói quen và giờ sinh học chúng ta là ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày. Vì vậy, các con ngủ trong ba hoặc bốn giờ thường xuyên, thức dậy để ăn và sau đó trở lại giấc ngủ.
Khi bộ não của các bé phát triển, có những lý do làm các bé không ngủ bởi vì có những điều các bé tò mò muốn tìm hiểu; Các bé bước vào thế giới của mình, cha mẹ nói chuyện với các bé, đọc cho bé nghe. Vì vậy, các bé nhận thức và bắt đầu thói quen thức trong thời gian dài hơn, tham gia và tương tác với cha mẹ và người chăm sóc các bé và thế giới xung quanh, rồi lại ngủ thiếp đi.
2. Não bé có thể được kích thích trong khi nó vẫn còn trong bụng mẹ không?
Trong một thời gian dài, nhiều năm về trước, người ta đã nghĩ rằng những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc cổ điển làm cho chúng thông minh hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng xác thực nào cho thấy trẻ sơ sinh nghe nhạc cổ điển sẽ thông minh hơn.
Mặt khác, có một điều chắc chắn rằng âm nhạc không làm tổn thương trẻ. Vì vậy, đây là một ý tưởng tuyệt vời bởi vì khi cha mẹ nhẹ nhàng thưởng thức âm nhạc, cảm giác đó được truyền sang các bé và các bé cũng cảm nhận được cảm giác bình yên đó.
Vì vậy, có rất nhiều lý do tại sao âm nhạc tốt cho trẻ nhỏ. Còn việc đó có giúp bé trở nên thông minh hơn không thì chắc chắn không phải chỉ có mỗi nghe nhạc đâu.
3. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ như thế nào?
Một em bé sẽ nhận được tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ và những nỗ lực cho con bú của bà mẹ là vô cùng quan trọng. Sau đó, sẽ đến thời kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ ở một số quốc gia nơi an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cũng như sự đa dạng có vấn đề, nơi mà thức ăn không có đủ thức ăn để đặt lên bàn. Điều đó có thể dẫn đến cả việc còi cọc về nhận thức - nghĩa là trẻ bị chậm phát triển cả trí não và thể trạng.
Tại sao trẻ sơ sinh cần sự tiếp xúc của con người?
Hiện tại có một bằng chứng nghiên cứu khá tốt về tầm quan trọng của sự đụng chạm da kề da với trẻ sơ sinh, không chỉ đối với con người mà trên thực tế, tất cả các loài động vật. Đôi khi chúng tôi nói về việc chăm sóc chuột túi, về việc đặt một đứa trẻ sơ sinh lên người mẹ từ giai đoạn rất sớm và điều đó an ủi cho đứa trẻ, nó [cũng] làm dịu cho người mẹ. Vì vậy, vì rất nhiều lý do, việc liên lạc rất quan trọng.
4.Tại sao trẻ sơ sinh cần sự tiếp xúc của con người?
Các nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của da kề da với trẻ sơ sinh, không chỉ đối với con người mà trên thực tế, tất cả các loài động vật. Chẳng hạn như chuột túi, việc đặt một đứa trẻ sơ sinh lên người mẹ từ giai đoạn rất sớm không những làm cho đứa trẻ cảm thấy dễ chịu mà còn làm cho người mẹ cảm giác được xoa dịu. Vì vậy, với rất nhiều lý do, tiếp xúc mẹ và bé là điều rất quan trọng.
5. Cha mẹ chơi với con bao nhiêu là đủ?
Trẻ em vô cùng tò mò; các con muốn khám phá môi trường xung quanh của mình. Mọi thứ đều rất mới, đó là một thế giới rộng lớn ngoài kia và vì thế cha mẹ không nên cản trở điều đó. Điều cha mẹ cần làm là đảm bảo con mình được an toàn tuyệt đối. Thay vì ép buộc trẻ theo những khuôn khổ nhất định, bố mẹ hãy cho con nhiều cơ hội để học ví dụ như hát cho trẻ nghe, đọc cho trẻ nghe, đưa trẻ đi dạo trên phố - ở đó, một cây, có một con chó con, có một chiếc ô tô, có một ngôi nhà.
6. Làm thế nào để chúng ta tiếp cận và khuyến khích các con học ngôn ngữ?
Khi trẻ nhỏ bắt đầu phát triển ngôn ngữ như, những điều rất đơn giản - ‘con chó,‘ bye bye', ‘ta ta' v.v. cha mẹ có thể giúp con củng cố điều này, và các con sẽ bắt chước theo .
Trẻ nhỏ thích lặp đi lặp lại, vì vậy để nghe cùng một bài hát hết lần này đến lần khác, đọc cùng một cuốn sách, chúng sẽ bắt đầu nhận thấy những khuôn mẫu ngôn ngữ là gì. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích cha mẹ nói chuyện với trẻ nhỏ rất nhiều, để hát cho trẻ nhỏ.
Đồng thời không nên quá áp đặt quan điểm của mình vào cuộc trò chuyện; thay phiên nhau trao đổi, đôi khi chúng tôi gọi cách trò chuyện này 'đưa đi đưa lại - các con hỏi điều gì đó, cha mẹ trả lời điều đó và ngược lại. Quan trọng nhất là chúng ta có thể phản ánh những gì trẻ nói.
7.Điều gì là cách tốt nhất để dạy con bạn các ngôn ngữ khác nhau?
Tôi nghĩ điều quan trọng là cần có sự nhất quán, để trẻ không bị nhầm lẫn. Vì vậy, có những lúc cha mẹ sử dụng chung một ngôn ngữ sẽ thấy hiệu quả. Đôi khi một hoạt động, một ngôn ngữ cũng hiệu quả. Nhưng cuối cùng thì bọn trẻ sẽ tự sắp xếp và sử dụng cả hai ngôn ngữ một cách thích hợp.
Trong những năm đầu đời, những gì bé cần là sự chăm sóc chu đáo. Các bé cần một môi trường nuôi dưỡng. Các con cần cha mẹ điều chỉnh phù hợp cho trẻ nhỏ. Cha mẹ chính là thầy cô giáo đầu tiên của em bé.
Khi cha mẹ đang nói chuyện với trẻ, hát cho trẻ nghe, đọc sách cho trẻ nghe, tạo ra những trải nghiệm kích thích này, thì sẽ có sự bùng nổ học tập – tất cả các mạng lưới này đang được phát triển trong não bộ. Và những nền tảng học tập trong những năm đầu tiên đó rất quan trọng vì chúng đặt nền móng cho việc học tập suốt đời.
Nếu cha mẹ cung cấp tất cả những thứ đó, thì bộ não của đứa trẻ sẽ phát triển và trưởng thành và hoàn thành tất cả những tiềm năng mà chúng ta muốn từ tất cả những đứa trẻ của chúng ta.
Giáo sư Frank Oberklaid, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Cộng đồng tại Bệnh viện Hoàng gia Trẻ em Melbourne và Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch.
Nguồn: Unicef Việt Nam